Tiếp theo Phần một: Giường thông minh được rất nhiều người quan tâm. Chúng tôi muốn giới thiệu tới một dạng đồ nội thất thông minh khác đó là bàn thông minh.
Bàn ăn, bàn sofa, bàn học, bàn làm việc đều có thể trở thành bàn thông minh. Yếu tố khiến cho chiếc bàn trở nên thông minh hơn thể hiện ở nhiều khía cạnh. Thông minh ở việc đa mục đích sử dụng: vừa là bàn ăn, vừa là bàn sofa. Thông minh ở việc chiếm ít không gian nhờ việc gấp gọn, xếp gọn, trượt gọn. Hoặc cũng có thể là từ việc nó “giấu mình” khéo léo.
Để hiểu rõ hơn về nội thất thông minh, bạn đọc thêm bài viết: Nội thất thông minh là gì?
Mục Lục
Bàn làm việc thông minh dạng kéo gọn
Như chúng ta thường biết, kích thước bàn tiêu chuẩn có độ sâu thường là 600mm. Bàn bé thì có thể thu gọn kích thước về 500mm-450mm. Những kích thước nhỏ hơn thường khiến bàn làm việc rất bất tiện khi sử dụng.
Dạng bàn thông minh này mặt bàn được chế tạo dạng trượt với hệ ray trượt ẩn. Khi mặt bàn trượt ra, chúng ta có thêm không gian để làm việc, để đồ đạc như vở, bút, bàn phím…. Khoảng không gian bên dưới bàn ta có thể tận dụng để làm ngăn kéo, tủ đựng. Công năng sử dụng 2 trong 1: bàn làm việc, tủ chứa đồ.
Độ sâu của tủ có thể chỉ cần 300-350-400mm. Kích thước tương đương với một chiếc tủ đựng giày nên rất gọn gàng khi kê ở những không gian nhỏ, chật hẹp.
Bàn làm việc kết hợp…giường ngủ
Dạng bàn kết hợp giường này rất hợp với những studio, văn phòng. Việc có thêm chỗ ngủ, nghỉ ngơi buổi trưa hoặc những lúc chạy deadline mệt mỏi thật là một ý tưởng tuyệt vời.
Nếu nhà bạn quá hẹp chỉ kê vừa một chiếc giường, hãy làm chiếc giường đó có thêm chức năng bàn làm việc. Cách làm đôi khi rất đơn giản: xoay mặt giường ngược lại !
Bàn thông minh dạng gương soi treo tường
Một ý tưởng kết hợp khá hay cho người thích sự chỉn chu khi ra ngoài đường. Hoặc đơn giản là thích tăng chiều sâu cho không gian chật hẹp. Chiếc bàn ẩn mình trong dáng vẻ một chiếc gương soi treo tường.
Bạn sợ việc gương có thể vỡ? Yên tâm, có nhiều chất liệu có thể làm gương và không dễ vỡ như thủy tinh.
Bàn thông minh “ẩn mình” trong giá sách
Bạn có một không gian “hơi bé” nhưng vẫn muốn tận dụng nó thành nơi học tập cho con? Nhưng bạn lại sợ bộ bàn ghế chiếm quá nhiều diện tích gây vướng víu khi không sử dụng?
Hãy tham khảo ý tưởng này. Lưu ý tới chất liệu làm bàn ghế nhé, chắc chắn phải là kim loại rồi 😀
Bàn ghế thông minh trong dáng vẻ một tủ đồ văn phòng
Vì một lý do nào đó mà bạn cần một bộ bàn ghế chiếm cực ít diện tích. Bạn tham lam muốn nó có cả chức năng tủ chứa đồ. Thiết kế này là một gợi ý hay cho bạn. Khi không sử dụng, mặt bàn được gấp lại, chiếc ghế được giấu mình trong khối tủ.
Bàn thông minh trong thân hình một bức ảnh treo tường
Ý tưởng bàn thông minh này đơn giản nhưng rất thực tiễn. Lúc không sử dụng, chiếc bàn đóng vai trò là bức ảnh trang trí không gian. Khi cần dùng, chúng ta chỉ việc gập bàn xuống. Cơ cấu gập bàn, giữ bàn, giữ chân bàn cũng rất đơn giản dễ chế tạo.
Bàn thông minh kết hợp giá sách
Cơ cấu gập bàn tương đối đơn giản nhưng lại rất hiệu quả. Cơ chế đỡ cũng rất đơn giản nhưng lại chắc chắn. Kích thước bàn có thể rộng thoải mái tùy theo kích thước giá sách.
<Còn tiếp>
[…] Nội thất thông minh cho nhà nhỏ (Phần 2): Bàn thông… […]